Thi công cọc khoan thả
Giới thiệu chung
Cọc PHC thường được thi công bằng biện pháp đóng hoặc ép. Tuy nhiên, trong những điều kiện địa chất phức tạp, có sự hiện diện của các tầng địa chất cát xen kẹp hoặc cọc cần phải ngàm vào trong các lớp đá phong hóa hoặc đá cứng; hoặc cọc cần dược ép xuống chiều sâu lớn hoặc cho các cọc có đường kính lớn, thì biện pháp ép cọc không khả thi do năng lực của máy thi công không đảm bảo.
Để vượt qua những hạn ché này, biện pháp thi công khoan thả có thể được sử dụng. Nguyên lí của biện pháp này có thể được miêu tả ngắn gọn như sau:tạo lỗ hố khoan trước đến chiều sâu thiết kế, hố khoan có đường kính lớn hơn đường kính cọc PHC, sau đó tiến hành cẩu hạ cọc PHC trong hố khoan và bơm vữa xi măng lấp đầy khoảng trống giữa thành hố khoan và thành cọc PHC.
Biện pháp khoan thả đã được sử dụng từ vài thập niên nay tại các nước phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam, công nghệ này mới được du nhập vào trong vài năm trở lại đây.
Ưu điểm và nhược điểm
- Trong quá trình thi công, đất được lấy ra khỏi hố khoan và do đó, giúp kiểm soát các tầng địa chất mà cọc sẽ được đặt qua.
- Biện pháp khoan thả có thể sử dụng trong những điều kiện địa chất phức tạp. Đặc biệt trong đá phong hóa hoặc đá cứng, mũi khoan đập đá DTH Hammer có thể được sử dụng để tạo lỗ đường kính lớn. Do đó, cọc PHC có thể ngàm vào những lớp đá cứng giúp hạn chế chuyển vị đồng thời chịu tải trọng cao từ công trình. Trong những trường hợp này, đây được coi là một giải pháp thay thế cọc khoan nhồi, do những ưu thế và chất lượng, năng suất và giá thành rẻ (giảm 20 – 30% so với cọc khoan nhồi cùng công năng).
- Biện pháp này có thể được sử dụng trong các khu dân cư và đô thị, nơi tiếng ồn và rung chấn cần được hạn chế một cách tối đa. Hơn nữa, so với phương pháp ép cọc truyền thống, biện pháp này, không làm xáo trộn đất xung quanh và đẩy trồi các công trình lân cận.
- Việc lấy đất lên làm giảm áp lực ngang của đất lên thành cọc, nên có thể làm giảm ma sát thành bên. Tuy nhiên, quá trình đất phục hồi giúp hồi ma sát thành này. Đồng thời, trong quá trình thi công vữa xi măng được bơm vào ở dưới mũi cọc và ở thành bên, giúp tăng cường sức kháng mũi và lực dính nhờ lớp vữa bơm xung quanh cọc.
Quy trình thi công cọc khoan thả