Thi công cọc khoan nhồi là một giải pháp hợp lý và kinh tế nhất, được sử dụng rộng rãi trong trong xây dựng nhà cao tầng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Duafat tự hào là một trong những doanh nghiệp cung cấp giải phát thi công cũng như sở hữu cho mình các kĩ thuật xây dựng liên quan đến cọc khoan nhồi tốt nhất. Điều này góp phần tạo nên thương hiệu của Duafat – là một trong những đơn vị thi công nền móng uy tín nhất.
Cọc khoan nhồi là cọc bê tông cốt thép được đổ tại chỗ vào nền đất trong các lỗ khoan bằng phương pháp khoan tạo lỗ.
Cọc khoan nhồi được dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng nhằm giữ ổn định cho công trình.
Các bước thực hiện bao gồm có
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công, tập kết vật tư, máy móc…
- Bước 2: Lắp đặt hệ thống bơm Bentonite, máy khoan, máy phát điện…
- Bước 3: Định vị lỗ khoan.
- Bước 4: Hạ ống vách.
- Bước 5: Khoan tạo lỗ bằng máy khoan chuyên dụng- trong quá trình khoan bơm liên tục dụng dịch Bentonite vào lỗ khoan.
- Bước 6: Vệ sinh thồi rửa lỗ khoan.
- Bước 7: Hạ lồng cốt thép- thổi rửa lại lỗ khoan lần 2 (Nếu cần).
- Bước 8: Hạ ống Tremie – đổ bê tông cọc.
- Bước 9: Rút ống vách thép.
Thi công cọc khoan nhồi trên biển
Cọc khoan nhồi được sử dụng rộng rãi vì một số ưu điểm sau:
- Phương án này có khả năng chịu lực gấp 1,2 lần so với các phương án khác.
- Do sử dụng phương pháp khoan và ống thiết bị nên cọc khoan nhồi có thể đặt vào những lớp đất rất cứng đồng thời đảm bảo độ sâu của mũi cọc nhiều hơn so với các loại cọc chế sẵn tạo nên sức chịu tải lớn hơn.
- Chấn dung khi thi công nhỏ hơn và do đó không gây hiện tượng trồi đất xung quanh, không đấy các cọc đã có sẵn xung quanh sang ngang.
- Có thể được sử dụng cho những công trình lớn, tải trọng nặng hoặc thi công trên nền đất có địa tầng thay đổi phức tạp.
- Không gây ảnh hưởng tới các công trình liền kề, có thể thực hiện ở những khu dân cư đông đúc, các công trình nhà xây chen, nhà liền kề mặt phố, biệt thự, có thể sử dụng để gia cố móng nhà bị yếu và thi công tại những địa điểm chật hẹp trong ngõ ngách.
- Thi công cọc khoan nhồi tạo nên những khối cọc bê tông liền khối nên tăng được khả năng chịu lực và độ bền của móng.
- Sử dụng phương án này có thể giảm 20% – 30% chi phí xây móng công trình.