Khoan cọc nhồi là phương án móng thi công không còn xa lạ cho các công trình có nền đất yếu. Việc cần nắm rõ những lưu ý về phạm vi ứng dụng, đặc điểm, tính an toàn để khi gặp sự cố thì nhanh chóng có phương pháp xử lý là rất quan trọng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai, thi công các dự án công trình lớn, ĐUA FAT tự tin luôn đem đến cho Khách hàng sự an tâm, an toàn trong mỗi dự án mà chúng tôi có cơ hội được triển khai.
Sau đây là một số chia sẻ về chuyên môn của Đội ngũ Chuyên gia, Kĩ sư của ĐUA FAT về những sự cố hay gặp nhất khi khoan cọc nhồi và phương pháp xử lý:
1.Sự cố không rút được đầu khoan lên
Nguyên nhân: Do mất điện máy phát, hỏng cẩu,… làm gián đoạn quá trình khoan cọc, cần phải rút đầu khoan lên ngay sau khi mất điện thì đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.
Phương pháp xử lý:
- Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vách xuống.
- Cách 2: Nếu không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút
Cách tiến hành như sau:
Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới theo phương thẳng đứng để khỏi bị nghiêng vào thành vách. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.
*Lưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗ khoan ổn định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan dưới đáy ống vách.
2.Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của quá trình rút ống vách
- Thành ống bị méo mó, lồi lõm
- Cự lý giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành trong của ống vách nhỏ quá
- Khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị nghiêng
Phương pháp xử lý:
Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì phải lập tức dừng việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách , di động lên xuống hoặc quay theo một chiều để cẳt đứt sự vướng mắc giữa khung cốt thép và ống vách. Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cố thép và bê tông cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng : hoặc thân cọc với tầng đất không được liên kết chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. Cho nên trường hợp này không được rút tiếp ống lên trước khi gia cố tăng cường nền đất đã bị lún xuống.
3. Sự cố sập vách hố khoan
3.1 Nguyên nhân chính:
Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:
- Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất phức tạp.
- Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.
- Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao
- Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện hiện tượng mất dung dịch.
- Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ.
- Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng.
- Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong lỗ.
Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động:
- Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.
- Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.
- Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.
- Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, do phản lực chấn động hoặc quay làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất.
- Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố.
- Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu ( qui định thông thường không quá 24 h) làm cho dụng dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách.
- Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng công nghệ khoan không phù hợp với tầng địa chất.
3.2 Phương pháp xử lý
- Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.
- Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công phản tuần hoàn.
- Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất là nên hạ ống vách qua tầng nước ngầm. Khi làm lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà làm cho rò gỉ mất nhiều dung dịch thì phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục xử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công tác điều tra khảo sát địa chất ban đầu rất quan trọng.
- Duy trì tốc độ khoan lỗ theo qui định tránh tình trạng tốc độ làm lỗ quá nhanh khiến màng dung dịch chưa kịp hình thành trên thành lỗ nên dễ bị sụt lở.
- Cần phải thường xuyên kiểm tra dung dịch trong quá trình chờ đổ bê tông để có giải pháp xử lý kịp thời tránh trường hợp dung dịch bị lắng đọng tách nước làm sập vách.
- Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phòng đầu côn quay khi lên xuống làm sạt lở thành lỗ, phải thao tác với một tốc độ lên xuống thích hợp và phải điều chỉnh cho vừa phải thành ngoài của đầu côn quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho có cự ly phù hợp.
- Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép va chạm mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải thực hiện việc dọn đất cát bị sạt lở, thuờng dùng phương pháp trộn phun nước, sau đó dùng phương pháp không khí đây nước, bơm cát v.v… để hút thứ bùn trộn ấy lên, lúc này phải chú ý bơm nước áp lực không đuợc quá mạnh tránh làm cho lỗ khoan bị phá hoại nhiều hơn.
- Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phòng đầu con quay khi xuống làm sạt lở thành lỗ, phải thao tác với một tốc độ lên xuống thích hợp và phải điều chỉnh cho vừa phải thành ngoài của đầu cụm quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho cú cự ly phù hợp.
- Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép va chạm mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải thực hiện việc dọn đất cát bị sạt lở…
Tổng hợp: Ban Truyền Thông