Khái niệm về máy khoan cọc nhồi :
Máy Khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền để hình thành hố đào) bằng phương pháp khoan.
Máy khoan cọc nhồi
Về cơ bản, máy khoan cọc nhồi có 3 loại như sau:
Máy khoan cọc nhồi kiểu mũi khoan ruột gà (cách xoắn): khi khoan vào trong đất các lưỡi khoan, làm việc giống như các mũi khoan khoan gỗ hay thép, đẩy đất lên qua cánh xoắn. Cũng có loại máy khoan ruột gà gồm nhiều mũi khoan, lồng cánh xoắn vào nhau và xếp thành hàng (3 mũi), dùng để khoan tạo thành cọc barrette và tường vây gia cố nền móng (tường vây tạo bằng thiết bị này có dạng một hàng mặt cắt hình tròn trồng lấn và nối tiếp nhau). Máy khoan cọc nhồi xoắn ruột gà phù hợp để khoan nhiều loại cọc nhồi khác nhau, trong đó tiêu biểu nhất là 4 loại:
- Cọc khoan nhồi là cọc được thi công bằng phương pháp khoan khác nhau (khoan gầu, khoan rửa ngược,…).
- Cọc khoan nhồi mở rộng đáy là loại cọc khoan nhồi với đường kính đáy cọc lớn hơn đường kính thân cọc.
- Cọc barrette có tiết diện không tròn với nhiều tiết diện khác nhau, đây là một trong những loại cọc khoan nhồi thường dùng ở Việt Nam.
- Cọc khoan nhồi có xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy là cọc khoan nhồi có áp dụng công nghệ rửa sạch đáy và bơm vữa xi măng gia cường đáy. Đây là các bước phát triển trong công nghệ thi công cọc nhồi.
Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào (gầu đào): khi làm việc, thùng đào xoay tròn theo cần khoan, cắt đất, nhồi đầy vào thùng đào, sau đó đất trong thùng đào được đưa lên cùng với thùng đào nhờ việc rút cần khoan lên.
Máy khoan cọc nhồi kiểu bơm tuần hoàn nghịch: lưỡi cắt đất dạng chân vịt tàu thủy (tức là dạng cánh quạt) khoan vào trong đất nhờ gắn vào đầu cần khoan, là các đường ống bơm, xoay tròn. Sau khi đất đã được làm tơi nhỏ thành mùn khoan, thì được máy bơm hút công suất lớn, bơm lên trên mặt đất cùng với dung dịch giữ thành hố đào qua đường cần khoan.
Minh họa máy khoan cọc nhồi
Về cấu tạo, máy Khoan cọc nhồi kiểu thùng đào bao gồm hệ thống cần (trục) khoan và đầu mũi khoan (gầu khoan). Toàn bộ hệ thống này thường được lắp vào cần trục bánh xích nặng khoảng 30 đến 80 T, chủ yếu sử dụng động cơ thuỷ lực được gọi là máy khoan đầu bò chế.
Đối với các dòng máy chuẩn như BAUER thì máy khoan cọc nhồi có nhiều loại nhưng phổ biến ở Viêt Nam đang sử dụng là máy khoan cột buồm như trên, dòng máy này khoan cho chất lượng cọc khoan nhồi tốt, khoan được những cọc lớn mà máy khoan chế không khoan được, và có thể khoan đá ở cường độ rắn cao.
Máy khoan cọc nhồi Bauer BG40
Cần khoan làm bằng thép gồm 3 đến 5 đoạn lồng vào nhau như cột ăng ten, chiều dài cần từ 12m đến 18m. Khi khoan các đoạn phía trong tự thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30m cho đến 64m. Cần khoan bao gồm hai loại là cần ma sát và cần khóa. Đối với từng loại địa chất mà sử dụng các loại cần này. Tiêu biểu như dòng máy khoan BAUER BG46 . Bauer BG46 là một trong những cỗ máy khoan cọc nhồi hiện đại bậc nhất hiện nay trong thị trường máy khoan dành cho xây dựng công nghiệp do tập đoàn Bauer của Đức phát triển và sản xuất.
BAUER BG46
Gầu khoan hình thùng phuy có đường kính các loại từ 600mm đến 3.000mm hoặc có thể hơn nữa. Các loại máy khoan cọc nhồi chế đầu bò dùng tại Việt Nam chủ yết là của các hãng HITACHI, NIPON, SUMITOMO v.v. do Nhật Bản sản xuất phần cẩu bánh xích.
HITACHI KH250HD – 65T
Tham khảo một số loại máy khoan cọc nhồi tại DUAFAT sử dụng cho thi công nền móng :
BAUER BG46 :
- Đường kính khoan : 3.700 mm
- Chiều sâu khoan : 126,0 m
- Mô-men xoắn : 553 kNm
- Công suất động cơ : 570 mã lực
- Max. chiều cao : 36,6 m
BAUER BC35 :
- Chiều cao tổng thể: 12,6m
- Chiều dài rãnh: 2.800 mm
- Đuôi [Tay lái cao]: 100 mm
- Mômen tối đa: 91 kNm
- Tốc độ quay: 0-25 U/phút
BAUER BC35