Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có tiềm năng điện gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á nhờ lợi thế về địa lý, đường bờ biển trải dài hơn 3000 km và khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Tiềm năng năng lượng gió khổng lồ dẫn đến việc tăng số lượng trang trại gió ở Việt Nam, thiết kế móng tuabine trở nên quan trọng hơn hết bởi đây là bộ phận có kết cấu kỹ thuật xây dựng bên dưới cùng của công trình điện gió, là bộ phận nền, chống đỡ phần trụ và tuabin gió phía trên.

Điều đó đặt ra bài toán khó cho các đơn vị thi công xây dựng móng tuabine cần đưa ra giải pháp và áp dụng công nghệ phù hợp với từng công trình để đảm bảo tiến độ, kỹ thuật và hiệu quả dự án. 

Vậy, đối với giai đoạn thực hiện các bước đầu tiên của dự án, đơn vị thi công có vai trò như thế nào?

Đảm bảo sự ổn định và an toàn của tuabine gió

Turbines gió thường có chiều cao lớn và phải chịu tải trọng gió mạnh, do đó nền móng phải được thi công một cách vững chắc để đảm bảo an toàn và ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Nền móng được thiết kế và thi công đúng cách giúp ngăn ngừa rủi ro lật hoặc sụp đổ của tuabin, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tối ưu hiệu suất hoạt động của tuabine

Một nền móng ổn định giúp giảm thiểu dao động và rung động trong quá trình vận hành của tuabin gió. Điều này không chỉ giúp tăng hiệu suất chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng mà còn giảm thiểu hao mòn của các bộ phận cơ khí, từ đó kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.

Thích ứng với điều kiện địa chất đa dạng

Dự án điện gió thường được xây dựng trên nhiều loại địa hình khác nhau, từ đất liền đến ngoài khơi. Thi công nền móng cần được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể của từng vị trí, như nền đất mềm, đất đá, hay thậm chí là vùng biển sâu. Việc lựa chọn loại móng và phương pháp thi công phù hợp giúp đảm bảo tính ổn định và an toàn cho tuabin trong mọi điều kiện địa chất.

Hỗ trợ quá trình thi công và lắp đặt tuabine 

Một nền móng được thi công chắc chắn và chính xác giúp quá trình lắp đặt tuabin diễn ra thuận lợi hơn. Nó cung cấp bề mặt phẳng và ổn định để gắn kết cấu tháp tuabin, giảm thiểu sai số và rủi ro trong quá trình lắp ráp. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm thiểu chi phí phát sinh.

Tối ưu chi phí đầu tư dài hạn

Mặc dù thi công nền móng có thể chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí xây dựng, nhưng nó lại mang lại lợi ích về chi phí trong dài hạn. Một nền móng vững chắc và bền bỉ giúp giảm chi phí bảo trì, sửa chữa và thay thế trong suốt vòng đời của dự án điện gió. Hơn nữa, nó giúp duy trì hiệu suất hoạt động của tuabin ở mức tối ưu, từ đó tăng lợi nhuận từ việc sản xuất điện.

Là đơn vị giàu kinh nghiệm trong việc thi công nền móng tuabine điện gió trên bờ, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat đã góp phần quan trọng vào thành công của các dự án điện gió hàng đầu tại Việt Nam như: Nhà máy điện gió Tân Linh, Nhà máy điện gió Hướng Tân, Nhà máy điện gió EA Nam… 

Trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng tái tạo ngày càng tăng cao, các dự án điện gió trên bờ đang trở thành một trong những giải pháp hàng đầu để cung cấp nguồn năng lượng sạch và bền vững. Thi công nền móng cho các dự án điện gió trên bờ là một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự ổn định, an toàn, và hiệu suất hoạt động của toàn bộ dự án. Trong lĩnh vực này, Đua Fat đã và đang khẳng định vị thế của mình như một đơn vị tiềm năng với năng lực và kinh nghiệm vượt trội. 

Với khả năng tài chính vững mạnh và kinh nghiệm dày dặn, Đua Fat có đủ nguồn lực để đầu tư vào công nghệ, thiết bị và nhân lực. Điều này giúp công ty duy trì được năng lực thi công mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của các dự án điện gió quy mô lớn và phức tạp góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo, mang lại nguồn năng lượng sạch và bền vững cho tương lai.

Ban truyền thông!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: +84983838368