Bài toán an ninh năng lượng
Vài năm trở lại đây, vấn đề thiếu điện đặc biệt trong mùa nắng nóng trở thành một nguy cơ và được các cơ quan thông tấn, báo chí cảnh báo thường xuyên. Thiếu điện không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân mà còn đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh đó, điện gió ngoài khơi đã được công nhận là một giải pháp tiềm năng cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Điện gió ngoài khơi, hay còn được gọi là điện gió biển, là hình thức tận dụng nguồn năng lượng từ gió trên biển. Các nghiên cứu đã chỉ ra, Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo tính toán, khu vực có độ sâu đáy biển trên 20m thì tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi khoảng 165.000 MW, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) với tổng tiềm năng khoảng 80.000 MW với tốc độ gió trên 7 – 9m/s.
So với điện gió trên đất liền, điện gió ngoài khơi có nhiều ưu điểm quan trọng. Trước hết, vị trí của các trạm điện gió ngoài khơi thường nằm xa bờ biển, nơi có nguồn gió mạnh và ổn định hơn. Điều này giúp tăng hiệu suất hoạt động của các trạm điện gió và đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định. Thêm vào đó, việc đặt các trạm điện gió ngoài khơi không ảnh hưởng đến đất đai và không gây xáo trộn đến hoạt động của dân cư, nhưng lại mang lại lợi ích kinh tế và môi trường rõ rệt.
Tiềm năng của việc phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
Thứ nhất, nguồn năng lượng từ gió là vô tận và không gây tác động tiêu cực đến môi trường. Sử dụng điện gió ngoài khơi không chỉ giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, việc phát triển điện gió ngoài khơi tạo ra cơ hội việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngành năng lượng tái tạo. Điều này có thể đóng góp vào việc giảm bớt bất ổn xã hội và nâng cao chất lượng sống của người dân.
Thứ ba, việc đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi sẽ tạo cơ hội tăng cường quan hệ đối tác và tạo ra các cơ hội hợp tác song phương về năng lượng và an ninh với các nhà đầu tư quốc tế. Việc hợp tác trong lĩnh vực này không chỉ giúp đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế, hòa bình và ổn định khu vực.
Đua Fat tiên phong trong các công trình điện gió trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Hiểu rõ đặc điểm vùng biển Việt Nam và cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi. Tập đoàn Đua Fat dã từng bước khẳng định vị thế đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Điều đó thể hiện bằng đường lối lãn đạo của Ban lãnh đạo công ty, tập trung phát triển theo định hướng trở thành “chuyên gia trong lĩnh vực thi công nền móng, cầu cảng và điện gió ngoài khơi”.
Theo đó, Đua Fat đã đầu tư nhiều loại trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ cho việc nghiên cứu, khai thác điện gió trên biển như: Jackup, hệ tàu kéo trên biển, dàn máy khoan công suất lớn.. Đồng thời đưa các phương pháp mới vào thi công như: Khoan P.R.D: xoay hạ vách trên biển…. để chinh phục mọi kết cấu địa hình, kể cả các loại đá cứng như Granite
Tuy nhiên, việc triển khai điện gió ngoài khơi không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nó đòi hỏi năng lực kỹ thuật, đầu tư vốn lớn và chính sách hỗ trợ từ chính phủ và là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam. Từ nghiên cứu đến thực tiễn cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành, các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu để nghiên cứu, phát triển và triển khai các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu suất và giảm chi phí.
Trong kịch bản thiếu điện, việc tận dụng tiềm năng của điện gió ngoài khơi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Điện gió ngoài khơi không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu cung cấp điện mà còn thúc đẩy phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Để thực hiện điều này, cần có sự cam kết và đầu tư từ chính phủ, sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và sự hợp tác từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chỉ thông qua sự phối hợp và nỗ lực chung, chúng ta mới có thể thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.