Công nghệ khoan khô không dung dịch đang dần trở nên phổ biến trong thi công công trình điện gió cụ thể là công trình điện gió Đắk Lắk mà Tập đoàn Đua Fat đang triển khai thi công bởi tính ứng dụng của nó, giúp tiết kiệm nhân công đáng kể.

Nền đất phức tạp của miền đất đỏ Tây Nguyên

Tây Nguyên là một trong những miền đất có thềm lục địa “già” nhất tại Việt Nam, khác hẳn với những thềm đá Granite rắn chắc của nền đồng bằng duyên hải, thềm vỏ lục địa của Tây Nguyên là sự kết hợp giữa nền đất sét và đá phong hóa, cụ thể:

Đất sét -> Đá phong hóa hoàn toàn -> Đá phong hóa trung bình

Lớp phong hóa của nền đất Tây Nguyên (ảnh sưu tầm)

Khoan khô không dung dịch – Giải pháp thi công trên các nền đất phong hóa

Công nghệ khoan khô không dung dịch tỏ ra rất hữu dụng khi phải thi công trong những điều kiện nền địa hình có tính chất phức tạp và có tính bền như nền đất cứng, từ phong hóa trung bình đến phong hóa hoàn toàn hay ở các lớp đất chịu lực ở sâu. 

Ảnh minh họa công nghệ khoan khô

Công nghệ khoan khô không dung dịch chinh phục luôn cả những nền địa chất miền cao nguyên đất đỏ Bazan khó thi công và thực hiện. Hiện nay công nghệ khoan khô không dung dịch đã và đang là phương tiện thi công chủ lực của Tập đoàn Đua Fat, một trong những công nghệ khoan mũi nhọn vô cùng tiên tiến rất ít đơn vị sở hữu được.

Ứng dụng công nghệ khoan khô không dung dịch

Tại công trình điện gió Đăk Lăk, công nghệ khoan khô không dung dịch đã thể hiện được khả năng của mình khi hoạt động tốt trên nền địa chất miền cao nguyên đất đỏ bazan. Trong quá trình khoan, khoan tới đâu ống vách được hạ tới đấy tạo độ ổn định cao cho nền đất. Bên cạnh đó, do không sử dụng dung dịch khoan nên mặt bằng thi công sạch sẽ, không có sình lầy, đảm bảo mỹ quan công trình cũng như đảm bảo an toàn lao động. 

Với những trường hợp có nền đá phong hóa phức tạp như công trường điện gió Đắk Lắk, Đua Fat sử dụng đầu khoan D1000 có độ khoan sâu từ 15-28m, với sự trợ giúp đắc lực đến từ đầu máy Bauer-39.

Bauer BG 39

Công nghệ khoan khô không dung dịch tại công trình điện gió Đăk Lăk được ứng dụng với phương pháp thi công móng nông và móng cọc kết hợp với 6 dây chuyền thi công có khối lượng lên đến 47 trụ tuabin, mỗi trụ có một dây chuyền thiết kế riêng để đặt cọc, theo đó mỗi dây chuyền đạt 6 – 8 cọc/ngày để hoàn thành 1 trụ trong thời gian sớm nhất. Với tốc độ khoan nhanh kể trên công nghệ khoan khô không dung dịch không chỉ giúp rút ngắn tiến độ mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí do thời gian thi công ngắn.

.

Ngoài ra, khoan khô không dung dịch hiện được sử dụng nhiều ở những công trường lớn như nâng cấp tường bè lên tàu, công trình cảng và sông, móng nhà máy. Hay những công trình dân dụng như móng tòa nhà, đường sắt và đường bộ.

Đưa tin: Ban truyền thông

Hotline: +84983838368