Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất 512 GW.

Cũng theo nghiên cứu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về “Đánh giá tài nguyên gió cho sản xuất điện (2007)”, đã xác định được các điểm thích hợp cho sản xuất điện gió tương đương, với công suất 1.785 MW. Trong đó, miền trung có tiềm năng gió lớn nhất với 880 MW, tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định, tiếp đến là miền nam, với hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Tiềm năng là thế, song để triển khai các dự án điện gió như hiện nay là không hề đơn giản. Bằng kinh nghiệm hơn 10 năm đảm nhận và triển khai các dự án về xây dựng cơ bản, chúng tôi đánh giá mỗi loại hình đều có đặc thù thi công cũng như ứng dụng rất riêng. Hãy cùng Đua Fat tìm hiểu sự khác biệt này nhé.

ĐIỆN GIÓ TRÊN BỜ (ONSHORE/MAINLAND WINDFARM):

Điện gió trên bờ hiểu đơn giản là sử dụng các tuabin gió được đặt trên đất liền để tạo ra gió (cũng sử dụng những cánh quạt xoay, tuy nhiên nguyên lý này khác với quạt điện ở chỗ là: quạt điện sử dụng điện để tạo ra gió, trong khi đó tuabin sử dụng gió để tạo ra điện).

Ưu điểm của mô hình trên đất liền thể hiện rõ qua việc triển khai lắp đặt tuabin diễn ra nhanh chóng, ít tốn kém. Phương thức nền móng phụ thuộc vào nền đất, đá địa chất nhiều tuy nhiên dễ dàng vận chuyển thiết bị và cố định máy móc hơn so với phương thức khoan đóng cọc trên biển. Các trụ Tua bin gió cũng ít hao mòn hơn, do độ ẩm cũng như tính ăn mòn trong đất liền là không cao dẫn đến chi phí bảo trì thấp hơn điện gió ngoài khơi. Tuy vậy, tại một số địa hình đón gió trên cao như Tây Nguyên thì việc vận chuyển hay thi công tập trung cũng phát sinh khá nhiều vướng mắc do giao thông phức tạp, đòi hỏi đội ngũ logistic có kinh nghiệm và cũng chưa đựng nhiều rủi ro vận tải các chi tiết linh kiện siêu trường của điện gió (cánh quạt, thân trụ…)

 

Tuy nhiên, so với điện gió ngoài khơi thì hiệu quả trong việc tạo ra nguồn năng lượng trên bờ là kém hơn do hướng gió trên bờ thay đổi thường xuyên, cũng như Tốc độ gió trên bờ khó có thể dự đoán được như tốc độ gió ngoài khơi.

ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI (OFFSHORE WINDFARM):

Cũng giống như điện gió đất liền, điện gió ngoài khơi cũng sử dụng các tuabin gió để tạo ra điện, duy chỉ khác biệt ở chỗ về mặt địa hình thì các tuabin này lại được đặt ở ngoài khơi, trong các vùng nước nơi có tốc độ gió cao.

So với điện gió đặt trên đất liền, các Tuabin gió ngoài khơi có xu hướng hoạt động tốt hơn do nhận được một lượng gió lớn, tốc độ gió nhanh, ổn định, dễ đoán và tạo ra nhiều năng lượng hơn.  Ngoài ra, Tuabin gió ngoài khơi có thể xây lắp lớn hơn các Tua bin gió trong đất liền, ít gây tiếng ồn cho khu dân cư và có lợi cho hệ sinh thái biển.

Cản trở lớn nhất của Tua bin gió trên biển chính là ở vấn đề chi phí xây lắp và vận chuyển. Do các cấu trúc lớn hơn và hậu cần phức tạp trong việc lắp đặt, mà việc triển khai các trang trại gió ngoài khơi có chi phí lớn hơn đáng kể so với các trang trại gió trên bờ.

Phương pháp thi công trên biển mang tính chất đặc thù riêng biệt và đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng cũng như hệ thống máy móc thiết bị chuyên môn cao. Ngoài ra, điều kiện tiên quyết cần có đó chính là hệ nổi và phải ổn định với định dạng thời tiết nhiễu động và nhiều mưa bão như biển Việt Nam. Thường cuối năm, tới mùa gió chướng và mưa bão thì các công trình trên biển như vậy sẽ rất khó để thi công liên tục được.
Đua Fat Group với tầm nhìn của mình về giải pháp mang tính toàn diện đã giải được bài toán này cho các chủ đầu tư với việc sở hữu đầu tiên với số lượng lớn các hệ nổi tự nâng, có chân trụ ổn định trên thềm lục địa và có khả năng hoạt động vững vàng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều này là chìa khóa mang tới hiệu quả đầu tư cho các CĐT, khi tiến độ được đẩy nhanh tối đa, giảm thiểu rủi ro phát sinh cũng như nâng cao hiệu quả khai thác. Qua đó mang lại lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế năng lượng của Việt Nam nói chung.

Các loại hình cọc đế trụ điện gió ngoài khơi

Jack-up tự nâng thứ 3 của Đua Fat group được hạ thủy

Hình ảnh dây chuyền tàu khoan PRD trên biển của Đua Fat

CTCP Tập đoàn Đua Fat – Duafat Group tiền thân là CTCP Nền móng Đua Fat thành lập 29/06/2009, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng, chuyên về xử lý nền móng, đặc biệt là thi công khoan cọc nhồi, xử lý nền đất, tường vây,… Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm với những yêu cầu về chất lượng kỹ thuật rất cao, nền địa chất phức tạp, tiến độ gấp rút như dự án Nhà máy thép Hòa Phát tại Quảng Ngãi, Cảng Hòa Phát tại Quảng Ngãi, Đê chống ngập Sài Gòn, Nhà Máy xi măng Long Sơn tại Thanh Hóa… Vào ngày 08/07/2021, Tập đoàn đã chính thức niêm yết trên sàn UPCom với 40 triệu cổ phiếu DFF cùng mức giá chào sàn khởi điểm là 14.900 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu hiện tại đang giao dịch ở mức giá 25.000-30.000/cp

Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, đến nay Duafat Group tự hào là Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và khu vực về năng lực thiết bị thi công trong lĩnh vực xử lý nền móng nói chung và thi công cọc tổng hợp trên biển, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất về xây dựng.

Hotline: +84983838368