Trong ngành xây dựng hiện đại, thi công cọc khoan nhồi và tường vây là hai phương pháp phổ biến được áp dụng trong việc xây dựng nền móng cho các công trình. Dù có mục đích chung là tạo ra một nền móng vững chắc cho công trình, nhưng giữa thi công cọc khoan nhồi và tường vây có những khác biệt cơ bản cần được hiểu rõ để áp dụng phù hợp.

Thi công cọc khoan nhồi 

Cọc khoan nhồi:  là loại cọc tròn bê tông đổ tại chỗ, được hình thành bằng cách dùng các loại máy khoan tạo lỗ trong đất, đá, có đường kính và độ sâu theo thiết kế, sau đó tiến hành hạ lồng thép và đổ bê tông.

Kích thước của cọc khoan nhồi thay đổi trong khoảng khá rộng: Đường kính từ 400mm đến 2.500mm, cá biệt có thể lên đến 3000mm, chiều sâu khoan có thể tới 120m.
Cọc khoan nhồi thường được dùng cho móng công trình có tải trọng lớn (hiện dùng phổ biến cho các chung cư, toà nhà làm việc cao tầng) với khả năng chịu lực của cọc từ 75 tấn đến hơn 4000 tấn.

Cọc khoan nhồi là giải pháp móng nhà cao tầng đáp ứng tốt trong điều kiện môi trường có yêu cầu khắt khe, khả năng chịu lực đẩy ngang do chuyển vị cố kết lớn của nền đất gây ma sát âm lên hệ móng cọc của các công trình xây dựng ở khu vực đất yếu, hoặc có địa tầng phức tạp, thậm chí trong điều kiện động đất. 

Tường vây

Là tường bê tông cốt thép có bề rộng 0,6m ÷ 1,5m và chiều sâu tới 50 mét. Cọc Barrete thường có tiết diện hình chữ nhật, ngoài ra còn có các tiết diện: chữ thập (+), chữ T, chữ I, hình góc L, hình ba chạc Y..  

Tường vây vừa có tác dụng chống thấm và chịu lực cho công trình (có thể kết hợp xen kẽ với cọc khoan nhồi), sức chịu tải của cọc Barrete rất lớn, có thể từ 600 tấn – 3.600 tấn/cọc.

Tường vây  thường được áp dụng làm móng cho các công trình cao ốc, các khu chung cư cao tầng với một hoặc nhiều tầng hầm, các tháp cao, các cầu dẫn, cầu vượt

Sự khác biệt trong phương pháp thi công 

Cọc khoan nhồi, cọc barete và tường vây có phương pháp thi công gần giống nhau là:  Dùng thiết bị khoan, cạp chuyên dụng khoan vào đất, đá tới chiều sâu thiết kế, dùng dung dịch Bentonite giữ cho thành hố đào ko bị sập, lở. Hạ lồng thép và đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.

Kết luận:

Dù có nhiều điểm tương đồng trong việc tăng cường độ bền và độ ổn định của công trình, cọc khoan nhồi và tường vây lại có những ưu điểm và đặc điểm riêng biệt. Quyết định sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện địa chất, yêu cầu kỹ thuật, và ngân sách của dự án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: +84983838368