Thi công đóng cọc dưới nước là một trong những công việc phức tạp, có độ khó cao. Công đoạn này yêu cầu đội ngũ thi công phải có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm để quản lý và đưa ra phương án thi công an toàn, chính xác, hiệu quả. 

Dưới đây là ba lời khuyên quan trọng từ các chuyên gia trong lĩnh vực này để việc thi công đóng cọc dưới nước đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trước khi bắt đầu thi công, điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ về môi trường nước và đất dưới đáy. Điều này giúp xác định vật liệu và phương pháp thi công phù hợp.

Lưu ý về vật liệu

Chuẩn bị về vật liệu giúp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công đóng cọc dưới nước. Các chuyên gia cho rằng, nên lập danh sách tổng hợp những vật liệu cần chuẩn bị cho quá trình thi công, bao gồm:

– Hồ sơ và Mặt bằng từ chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.

– Đội ngũ lao động có đủ lao động chuyên nghiệp để thực hiện công việc theo tiến độ.

– Hệ thống nhà tạm và Kho bãi, gồm: nhà tạm, khu lán trại, nhà điều hành và kho bãi… để hỗ trợ quá trình xây dựng.

– Đường công vụ phục vụ việc thi công.

– Các hệ thống năng lượng như điện, hơi nước, khí nén cần thiết cho quá trình thi công.

– Lên kế hoạch đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

– Lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với công trình để đảm bảo hiệu 

Lựa chọn biện pháp phù hợp

Biện pháp thi công đóng cọc dưới nước thường phụ thuộc vào tình hình địa chất, địa hình, loại công trình cụ thể…, có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép thông thường hoặc cọc bê tông ly tâm dự ứng lực ở dưới nước.

Để xác định phương án thi công chính xác cần kiểm tra thường xuyên độ thẳng đứng của cọc và việc nối cọc bằng phương pháp hàn, cụ thể như sau:

– Đóng cọc bằng tàu đóng cọc: Cọc được cẩu và sắp xếp trên xà lan rồi đưa ra vị trí cần đóng. Đóng cọc đến khi cách mặt nước khoảng 1m, sau đó thực hiện hàn hộp nối cọc.

– Kiểm tra độ thẳng đứng và ghi chép thông tin: Cọc sau khi đóng đều phải được kiểm tra và ghi chép thông tin như ngày tháng đóng cọc, chiều dài, kích thước, vật liệu cọc, và công tác nối cọc.

– Nối cọc và kiểm tra độ phẳng: Kiểm tra độ phẳng hoặc độ xiên của cọc thường được thực hiện bằng thước thủy bình cùng với máy kinh vĩ để đảm bảo độ bằng phẳng theo hướng cọc.

Đóng cọc đạt tiêu chuẩn 

Để đảm bảo quá trình đóng cọc dưới nước diễn ra thuận lợi và đạt tiêu chuẩn, có những điều quan trọng cần lưu ý:

– Ghi chép và số liệu cần theo dõi, gồm ngày tháng chế tạo cọc và ngày đóng hạ cọc. Đặc trưng của cọc như chiều dài, kích thước, tiết diện và vật liệu cần được ghi chép cẩn thận.

– Tuân thủ quy trình thiết kế và cần phải được sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn giám sát công trình để đảm bảo tính đúng đắn và an toàn.

– Kiểm tra độ phẳng và độ xiên của cọc ngay tại sàn đạo, thường kết hợp với máy kinh vĩ đặt trên bờ để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn.

– Đảm bảo cọc sử dụng có đầy đủ hồ sơ sản xuất và biên bản kiểm tra cọc để đảm bảo chất lượng cũng như tính an toàn của công trình.

– Chỉ ép cọc sau khi đạt tiêu chuẩn, đủ tuổi, có kích thước và cường độ đạt chuẩn, đảm bảo tính ổn định cũng như độ an toàn của công trình sau này.

Tại Việt Nam, Đua Fat là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thi công nền móng nhờ đội ngũ CBNV có trình độ cao, giàu kinh nghiệm chinh chiến tại nhiều dự án trọng điểm. Bên cạnh đó, đơn vị cũng  liên tục trang bị các loại máy móc hiện đại, cập nhật liên tục công nghệ mới để đảm bảo năng lực thi công trên mọi loại địa hình.

Một số dự án sử dụng phương án đóng cọc dưới nước tiêu biểu Đua Fat đã từng thực hiện có thể kể đến như: Khu liên hiệp nhà máy thép Hoà Phát Dung Quất, Xây dựng cầu Bạch Đằng, Cảng biển Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận, Cầu Cửa Lục 1… đã chứng minh năng lực và sự tín nhiệm của các chủ đầu tư trên khắp cả nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: +84983838368