Đối với thế kỉ 21 – thế kỉ của năng lượng xanh tái tạo thì năng lượng sạch, mà cụ thể là năng lượng đến từ các nguồn tài nguyên vô hạn như điện gió và năng lượng mặt trời đang là xu thế toàn cầu mới trước sự cạn kiệt và khan hiếm của nguồn năng lượng hóa thạch cũ.

Với lợi thế nhiều năm kinh nghiệm trong các công trình về biển đảo, cũng như nắm trong tay nhiều trang thiết bị đặc biệt cũng như chuyên môn hàng đầu Đông Nam Á. Tập đoàn Đua Fat đã và đang là người tiên phong dẫn lối cho các công trình điện gió của Việt Nam.

* NỀN ĐỊA CHẤT PHỨC TẠP CỦA TẦNG ĐỊA CHẤT DUYÊN HẢI

Nền địa chất bờ biển là một trong những nền địa chất phức tạp nhất trên thế giới khi cơ cấu thềm lục địa cũng như môi trường sinh học có thể ảnh hưởng đến nền đất đá của tầng địa đá.

Trong đó, các tầng lớp đá nền thường gặp phải khi thi công có thể khái quát phân tầng như sau:Lớp đá sét -> Đá phong hóa -> Đá Granite liền khối

Phân tầng địa chất và lưu hóa theo thời gian tại khu vực duyên hải

Trong tầng địa chất duyên hải, công việc thi công khoan là một bài toán khá “khó nhằn” với các thiết bị khoan cọc nhồi thông thường, lớp đá đất sét và đá phong hóa ở phía trên có thể dễ dàng với các phương tiện khoan đào cơ giới thông thường, nhưng khi đến lớp đá Granite liền khối cuối cùng thì việc khoan đào trở nên rất khó khăn.

* THÁCH THỨC XỨNG TẦM VỚI TẬP ĐOÀN ĐUA FAT VỚI CÔNG TRÌNH ĐIỆN GIÓ QUẢNG TRỊ

Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Đồng thời, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTQ ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch.  Tỉnh Quảng Trị cũng được xác định là mảnh đất “vàng” trong lĩnh vực điện gió. Nắm bắt được tầm nhìn và thời cơ đó, tập đoàn Đua Fat đã nhanh chóng chuyển mình thiết lập chiến dịch duyên hải và thích ứng với làn sóng đầu tư năng lượng sạch.

Với năng lực đã được thể hiện qua các công trình cả trên biển đảo lẫn đất liền, tập đoàn Đua Fat một lần nữa được Công ty cổ phần điện gió Hướng Tân tin tưởng với 2 dự án nhà máy điện gió Hướng Tân – Tân Linh thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thách thức lớn nhất ở lần thi công này chính là phải đối đầu với nền địa chất phức tạp.

Với các nền đất đặc biệt như duyên hải, Tập đoàn Đua Fat sử dụng cọc khoan nhồi chuyên dụng D1200 có SCT lên đến 680T, là cọc khoan chuyên dụng cho các môi trường địa chất khó.

Đầu khoan D1200

Với thềm đất Granite liền khối, nhất là vùng đất duyên hải có mật độ Granite cao như Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung, các công nghệ khoan thông thường sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thi công. Nền đá Granite là một trong nền đá phức tạp, là một loại lớp đá magma xâm nhập phổ biến có thành phần acid. Có cấu tạo cứng xù xì và vô cùng rắn chắc.

Tuy vậy, bài toán khó này không làm khó được các kỹ sư chuyên môn đầy kinh nghiệm của Đua Fat, khi nền đá Granite được xử lý qua công nghệ khoan khô sử dụng qua 2 dây chuyền khoan:

Khoan P.R.D: là công tác thi công cọc bê tông cốt thép bằng cách sử dụng búa đập kết hợp khí nén áp suất cao thổi đất đá lên theo đường ruột gà. Thành vách hố khoan được giữ ổn định bằng vách casing được đặt đến độ sâu địa chất ổn định (thường là chạm đá). Ống casing được hạ song song với quá trình búa đập. Sau khi hoàn tất việc đào, lồng thép được hạ xuống hố khoan, sau khi hạ lồng thép tiến hành đổ bê tông. Việc đổ bê tông thi công theo phương pháp ống “Tremie”.

Với công trình kỹ thuật của nền đất duyên hải, Tập Đoàn Đua Fat sử dụng máy khoan cọc Model BG-39 đến từ Bauer. 

Bauer BG-39 trên công trường thi công

Dây chuyền khoan P.R.D tỏ ra hữu dụng trước các nền đất cứng và chịu áp lực ở sâu như nền đá Granite, ngoài ra với cỗ máy “khủng” như BG-39 với đường kính khoan lên đến 2500mm và sâu khoan 68m. Năng suất của dây chuyền P.R.D đạt 1.5 cọc/ngày.

Khoan Xoay hạ vách: Sử dụng giàn khoan xoay hạ vách 4-6m với thiết bị khoạn Bauer BG46, tuy năng suất có thể không nhanh như P.R.D khi khoan Hạ vách chỉ đạt 1 cọc/ngày nhưng dây chuyền khoan hạ vách luôn luôn giữ được tính ổn định, cùng với đó đảm bảo sự chắc chắn, khi Tập đoàn Đua Fat cỗ máy BG46 có đường kính mũi khoan lên đến 3700mm và độ sâu khoan là 126m.

Bauer BG46 trên công trường

Đưa tin: Ban Truyền Thông

 

Hotline: +84983838368