Giới thiệu

Cọc khoan guồng xoắn liên tục CFA (Continuous Flight Auger) được ứng dụng lần đầu vào năm 1988 tại Châu Âu. Nhờ các ưu điểm như: tốc độ thi công thi công nhanh, chất lượng tốt, đáp ứng nhiều yêu cầu về môi trường như tiếng ồn, rung động, thu gom và xử lý đất thải, đơn giản hóa quá trình thi công và làm giảm chi phí, nên cọc CFA đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, giao thông.

 

Ngoài ra, cọc CFA còn phù hợp với nhiều điều kiện địa chất khác nhau như đất yếu, đất sét, cát, đá phong hóa … Cọc CFA có thể là một thay thế tuyệt vời cho cọc nhồi (khả năng kiểm soát chất lượng cao hơn và tốc độ thi công nhanh hơn) và cọc đóng, cọc ép ( thi công êm ái, ít tiếng ồn, không gây chấn động và ảnh hưởng đến các công trình lân cận). Cọc CFA sẽ phát huy tối đa ưu thế của mình khi được ứng dụng làm móng chịu lực với chiều cao tầng khoảng 12 tầng trở xuống và xây dựng vách hầm của các công trình dân dụng có chiều sâu đào nhỏ hơn 15m, móng trụ cầu, các loại tường chắn cho công trình giao thông, kè sông, kè biển…

Các bước thi công cọc C.F.A

  • Bước 1: Chuẩn bị, định vị tim cọc.
  • Bước 2: Khoan tạo lỗ bằng máy khoan và Auger.
  • Bước 3: Đổ bê tông.
  • Bước 4: Hạ khung thép.

 

  1.     Ưu điểm của cọc CFA:

–         Đường kính cọc từ 300mm đến 800 mm, khả năng chịu lực từ 50 tấn đến 300 tấn

–         Độ sâu có thể đến 40m,

–         Hiệu suất chịu tải cao, chịu được tải trọng, lực cắt, moment cao.

–         Chi phí thấp,

–         Tiến độ thi công rất nhanh chóng, thời gian thi công trung bình 1 cọc có chiều dài 12m chỉ mất khoảng 30 phút, qua đó rút ngắn được thời gian thi công phần móng,

–         Không cần dùng ống vách hay vữa bentonite ổn định thành lỗ khoan trong khi thi công nên ít ảnh hưởng đến môi trường.

–         Tiếng ồn và độ rung thấp, không gây chèn ép đất nên không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, có thể thi công trong khu vực đô thị và các vùng nhạy cảm khác.

–         Có thể thi công trong điều kiện địa hình chật hẹp và nhiều điều kiện địa chất khác nhau như cát, đất sét, đất bùn yếu, phong hóa … hay địa chất phức tạp có các thấu kính cát, sét xen kẹp. nếu cần thiết có thể khoan đến các tầng đất, đá cứng để tăng khả năng chịu tải của cọc.

–         Khả năng kiểm soát chất lượng tốt bởi hệ thống giám sát và đo lường tự động.

  1.     Nhược điểm của cọc CFA:

Tuy nhiên, cọc CFA cũng có những hạn chế của nó, cụ thể là:

–         Chất lượng của cọc CFA phụ thuộc nhiều vào tình trạng thiết bị, năng lực, kinh nghiệm và tay nghề của nhà thầu thi công.

–         Chiều sâu và đường kính cọc bị hạn chế.

–         Hạn chế trong việc khoan hạ cọc qua các lớp đá cứng.

–         Yêu cầu cao về chất lượng vữa bê tông hoặc xi măng để bơm và hạ lồng thép dễ dàng.

 

Tuy vậy ở Việt Nam, việc ứng dụng CFA còn nhiều hạn chế do còn mới lạ, chưa có nhiều các nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt về đặc trưng công nghệ có khả năng ảnh hưởng đến sự hiệu quả của cọc về mặt chất lượng cũng như chi phí. Với kinh nghiệm qua nhiều công trình thi công với địa chất phức tạp, cùng trang thiết bị hiện đại, DUAFAT tự tin làm chủ được công nghệ khoan C.F.R và đảm bảo được chất lượng nhà đầu đề ra.

 

Đưa tin: Ban Truyền thông

Hotline: +84983838368