Việc tiến hành xây dựng, khai thác tại khu vực bờ sông, ven biển thậm chí ngoài khơi đang trở thành nhu cầu cấp thiết để đáp ứng các nhu cầu về du lịch, giao thương, vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống cầu, cảng biển có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế biến – một trong số mũi nhọn kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc tiến hành xây dựng tại các khu vực này vô cùng phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao cùng hệ thống máy móc đặc thù cùng mức chi phí khổng lồ. 

Chính vì vậy, việc thi công tại khu vực bờ sông, ven biển hoặc những nơi có địa thế yếu đòi hỏi phải có phương pháp riêng, đóng cọc trực tiếp để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo an toàn cho nhân sự thi công đồng thời không gây lãng phí. 

Vậy, khi tiến hành thi công và đóng cọc trực tiếp trên sông, biển hoặc những nơi có địa thế yếu cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Giải pháp thi công và đóng cọc an toàn

Khảo sát địa hình

Sau khi nhận bàn giao công trình về mặt bằng, đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát địa hình bằng cách sử dụng công nghệ thăm dò trắc địa. Đây là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng để có thể phân tích chính xác nhất về kết cấu địa tầng và đưa ra những phương án thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Công tác thăm dò trắc địa phải tuân thủ theo TCVN 3972-85 và phải đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ như: Báo cáo khảo sát địa chất của mỗi công trình; Bản vẽ bố trí cọc; Bản vẽ thiết kế móng; Bản đồ công trình ngầm; Quy trình thi công…

Từ kết quả phân tích địa chất, đơn vị xây dựng sẽ thiết kế bản vẽ để định vị cọc bê tông cốt thép và đưa ra phương pháp phù hợp với từng loại địa hình… chuẩn bị cho công tác đóng cọc, thi công nền móng. 

Lưu ý khi đóng cọc

Để chuẩn bị đóng cọc, đơn vị thi công cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt bằng, máy móc, chất lượng cọc, hệ thống cọc theo bản vẽ. 

Nhân sự điều hành thi công cần xác định và tiến hành bắn vị trí tim cọc lên mặt bằng. Tiếp đó, cần di chuyển toàn bộ máy ép và các thiết bị thi công đến công trường, sử dụng máy toàn đạc để kiểm tra lại một lần nữa. Đồng thời, cần xếp đầy đủ cọc cần sử dụng theo các nhóm theo chiều dài, tính chất để đảm bảo không xảy ra sai xót khi thi công.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các công tác chuẩn bị, đơn vị thi công sử dụng cẩu để dựng hết cọc cốt thép; giá ép cọc bê tông để cọc thẳng đứng và vuông góc với mặt đất và sử dụng thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông cốt thép. 

Trong quá trình ép cọc, cần tiến hành ép từ từ để cọc vận chuyển xuống với vận tốc thấp để đảm bảo cọc luôn thẳng đứng, không bị nghiêng, gãy cho đến khi cọc đạt đến độ sâu như trong bản thiết kế chính thức. 

Khi hoàn thành cọc đầu tiên, đơn vị thi công tiến hành trượt hệ giá ép đến vị trí tiếp theo. Sau đó, sử dụng máy cẩu của dàn ép để ép tiếp cọc thứ 2. Các bước đóng cọc được lặp lại như khi đóng cọc số 1 nhưng cần căn chỉnh làm sao để cọc 2 có đường trục trùng với trục kích và đường trục của cọc 1.

Đảm bảo an toàn

Bên cạnh yếu tố an toàn trong lao động, đơn vị thi công cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho công trình cũng như các điều khoản đã ký kết với đơn vị đầu tư. 

Ngoài ra, tất cả máy móc phải được chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo hoạt động tốt, không hỏng hóc, lỗi. Công nhân cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, chấp hành quy định an toàn lao động khi vận hành máy ép cọc.

Lời giải thi công và đóng cọc trực tiếp tại khu vực ven sông, ven biển, ngoài khơi từ Đua Fat 

Là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thi công nền móng tại Việt Nam, Đua Fat liên tục trang bị các loại máy móc hiện đại, cập nhật liên tục công nghệ mới đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự để đảm bảo năng lực thi công trên mọi loại địa hình.

Cuối năm 2020, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Duafat đã ký kết hợp đồng mua sắm thiết bị phục vụ dự án điện gió với các đối tác hàng đầu về trang thiết bị tại Việt Nam như: Công ty TNHH Thiết Bị SANY (Việt Nam), Công ty TCE và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà.

Sau lễ ký kết này, rất nhiều các loại máy móc hiện đại bậc nhất thế giới đã được các đối tác chuyển giao để Đua Fat sẵn sàng tham gia thi công tại các công trình điện gió, khai phá và phát huy thế mạnh tiềm ẩn tại vùng biển Việt Nam. 

Cuối năm 2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat đã chính thức sở hữu Sà lan tự nâng (Ký hiệu thiết kế SNN 01-02)- đây cũng là là thiết bị hệ nổi tự nâng thứ hai trong serie các thiết bị mà Đua Fat đã ký kết với Công ty MTV Đóng tàu Hồng Hà.

Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng của Đua Fat trong hành trình khẳng định vị trí dẫn đầu về công nghệ. Tại Việt Nam, Đua Fat hiện đang là đơn vị thi công cơ giới đầu tiên sở hữu Sà lan tự nâng trong lĩnh vực xử lý nền móng và các công trình trên biển. 

Với thiết bị này, Đua Fat tự tin làm chủ công nghệ, chủ động trong công tác thi công cảng biển (trước đây phải thuê các đơn vị nước ngoài), thể hiện bản lĩnh và vị thế của người Việt đối với việc khai thác vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sà lan tự nâng SNN 01-02 được đóng mới theo bản vẽ thiết kế được Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt và cấp giấy chứng nhận thiết kế. Phần sàn nâng được làm từ chất liệu Thép SS400 với kích thước chiều dài thiết kế là 25,00m, chiều rộng thiết kế 17,00m, chiều cao mạn 2,44m, chiều chìm mớn nước 1,60m có thể thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, thiết bị được trang bị bốn cụm chân cột (mỗi cụm 3 đoạn 12m) với tổng chiều dài mỗi cụm 36m làm từ Thép AH36.

Vào ngày 28/6 mới đây, tại Khu CN Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, Tập đoàn Đua Fat tiếp tục tiếp nhận bàn giao 5 máy khoan cọc nhồi Sany SR285R tới từ đối tác Công ty TCE và SANY Group.

Với định hướng phát triển đúng đắn và chiến lược đầu tư mạnh mẽ về trang thiết bị, nhân sự, Đua Fat đang từng bước về đích, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Làm chủ lòng đất – Chinh phục biển sâu” sẵn sàng chinh phục mọi dự án.

Ban truyền thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: +84983838368