Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng mở rộng các hệ thống đón nguồn đầu tư FDI, việc phát triển giao thông đường thủy cảng biển nước sâu, hạ tầng phục vụ giao thương trao đổi kinh tế với thế giới
Xu hướng mở rộng các hệ thống đón nguồn đầu tư FDI đang được tập trung đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, việc phát triển giao thông và các cảng biển nước sâu, hạ tầng phục vụ giao thương đường thủy cũng được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua một loại phương tiện đa dụng, có khả năng đảm nhận các dự án SIÊU TRƯỜNG SIÊU TRỌNG – hay còn được biết đến với tên gọi sà lan.
Cụ thể: Sà lan là một loại phương tiện giao thông đường thủy, có công suất khá lớn dùng để chở các loại hàng hóa, thiết bị với khối lượng và số lượng lớn. Ngoài ra, lý do khiến sà lan được sử dụng nhiều là do diện tích lớn, công suất hoạt động ổn định kể cả trong yếu tố thời tiết bất lợi, linh hoạt trong vận chuyển.
Các loại sà lan phổ biến
Tính đến thời điểm hiện tại, có 3 loại sà lan thông dụng được lưu hành, sử dụng tại Việt Nam:
Sà lan tự hành
Là loại sà lan được gắn động cơ và hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ một phương tiện nào khác để có thể di chuyển được. Sà lan tự hành được sử dụng rộng rãi và được coi là một phương tiện vận chuyển đường thủy phổ biến.
Sà lan không tự hành
Loại sà lan này không thể tự di chuyển được mà chúng phải được kéo hoặc đẩy bằng một tàu kéo. Tuy không thể chủ động về hoạt động như sà lan tự hành nhưng sà lan không tự hành có ưu điểm công suất và tải trọng lớn, do đó đây được coi như một trong những giải pháp để chở các loại vật liệu xây dựng cũng như máy móc cồng kềnh.
Sà lan Ponton mang ký hiệu thiết kế SL-68 tại Duafat được gắn động cơ có công suất cực lớn, diện tích chứa hàng rộng nên có thể vận chuyển khối lượng nặng và kích thước hàng hoá cồng kềnh.
Sà lan há miệng
Loại sà lan này có thể tự nâng hàng giúp tiết kiệm được tối đa nhân công bốc xếp một cách hoàn hảo nhất. Đây cũng chính là ưu điểm được các cá nhân hay doanh nghiệp đánh giá cao bởi có thể giảm thiểu đi các chi phí một cách tối đa.
Tại sao nên sử dụng sà lan thay vì các phương tiện đường thủy khác
Sà lan ra đời giải quyết gần như tất cả các vấn đề còn vướng mắc của các phương tiện giao thông đường thủy hiện nay. Từ vận chuyển hàng hóa, máy móc khối lượng lớn cho tới trở thành “bệ đỡ” vững chắc cho các thiết bị thi công nền móng khu vực ven sông, biển, ngoài khơi.
Đối với vận chuyển, sà lan có thể chở nhiều loại sản phẩm với đủ loại kích thước, chất liệu giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm kể cả những hàng hóa có kích thước lớn đến cực lớn.
Nhiều người nhầm tưởng về chức năng, thiết kế giữa tàu chở hàng và sà lan nhưng trên thực tế, tàu chở hàng thường hoạt động trên đại dương, chở hàng hóa đi xa còn sà lan có thể di chuyển trong điều kiện nước nông – nơi mà những con tàu chở hàng không thể xử lý được.
Sà lan có công suất rất lớn, vận chuyển được bất cứ thứ gì từ container cho đến hành khách, thậm chí còn được trang bị các thiết bị như cần cẩu để phục vụ xây dựng trên mặt nước đối với cầu, giàn khoan dầu…
Việc sử dụng sà lan vận chuyển hàng hóa sẽ góp phần đáng kể vào việc đảm bảo tiến độ sản xuất, giảm thiểu ùn tắc do đường thủy thường ngắn hơn so với đường bộ và lượng phương tiện lưu thông cũng ít hơn.
Là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực thi công nền móng, cầu cảng và điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, hơn ai hết, Đua Fat Group hiểu rõ sà lan đã, đang và sẽ khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực vận chuyển đường thủy, thi công nền móng các công trình cầu cảng và khai thác điện ngoài khơi.
Bên cạnh đó, với định hướng “chinh phục biển khơi”, Đua Fat xác định phương pháp thi công trên biển mang tính chất đặc thù riêng biệt và đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng cũng như hệ thống máy móc thiết bị chuyên môn cao, do đó cần phải trang bị hệ nổi ổn định, phù hợp với định dạng thời tiết nhiễu động và nhiều mưa bão như biển Việt Nam.
Điều này được thể hiện rõ rệt bằng việc vài năm trở lại đây Đua Fat liên tiếp ký kết, hợp tác với các đơn vị đóng tàu hàng đầu tại Việt Nam để nghiên cứu, sản xuất và cho ra đời các loại sà lan tự nâng công suất lớn như: SNN 01-02, Duafat 06 (90M/JUB90-01), JUB40…
Hãy cùng ngắm nhìn 1 số “siêu phẩm” sà lan của Công ty Cổ phần Cổ phần Tập đoàn Đua Fat:
Hình ảnh sà lan tự nâng Duafat 06 tại lễ hạ thủy
Sà lan tự nâng ký hiệu JUB40
Sà lan tự nâng (Ký hiệu thiết kế SNN 01-02) do Công ty MTV Đóng tàu Hồng Hà và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat hợp tác sản xuất